Quy trình thi công sơn nền nhà xưởng

Thợ sơn tường Hà Nội

Nhà xưởng là một công trình có môi trường làm việc khá đặc biệt. Chính vì vậy quy trình sơn nền nhà xưởng diễn ra từng bước rất chi tiết và gồm nhiều bước không thể bỏ qua, chi tiết tại bài viết này

Quy trình thi công sơn nền nhà xưởng

Nhà xưởng là một địa điểm tập trung rất nhiều nhân lực, thiết bị máy móc, hàng hóa và thậm chí là phương tiện di chuyển phục vụ cho quá trình sản xuất. Chính vì môi trường làm việc khá đặc biệt nên các vấn đề trong thiết kế thi công nhà xưởng luôn được đặc biệt chú trọng nhằm mang lại một môi trường làm việc sạch đẹp và an toàn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc những thông tin liên quan tới sơn nền nhà xưởng.

Ưu điểm của sơn nền nhà xưởng

Nhà xưởng là nơi thực hiện các quá trình sản xuất, chịu nhiều tác động khác nhau cũng như chịu sự ăn mòn của nhiều chất hóa học. Chính vì vậy thực hiện sơn nền nhà xưởng sẽ giúp mang lại một môi trường làm việc tối ưu hơn.

Nâng cao tính thẩm mỹ

Các sản phẩm sơn được sử dụng trong nhà xưởng không chỉ có chất lượng tốt, chịu được tác động của môi trường làm việc đặc biệt mà còn có màu sắc phong phú đa dạng đáp ứng một cách hoàn hảo nhu cầu, sở thích khác nhau của chủ nhà xưởng.

Sơn nền mang lại nhà xưởng chất lượng hơn

An toàn lao động

Bên cạnh đó việc giúp nhà xưởng trở nên đẹp hơn, có tính thẩm mỹ cao hơn thì chúng còn rất hữu hiệu trong việc nâng cao tính thần làm việc của công nhân viên, giúp họ tinh thần thoải mái hơn và giúp thời gian làm việc không nhàm chán. Ngoài ra việc kết hợp nhiều màu sơn khác nhau để đánh dấu, phân chia khoảng cách giữa các khu vực sẽ giúp quá trình sản xuất diễn ra tốt hơn và các công nhân có thể phân biệt khu vực nguy hiểm để không lại gần. Đối với những nhà xưởng sản xuất vi mạch hay thiết bị điện tử thì sơn nền còn có tác dụng chống tĩnh điện, góp phần hiệu quả vào đảm bảo an toàn lao động.

 

Bền bỉ với thời gian

Trong một môi trường làm việc đặc biệt thì các sản phẩm sơn nền cũng được thiết kế với chất lượng vượt trội, độ bền cao với kết cấu sơn chắc chắn, có khả năng chống ăn mòn và chịu lực tốt nên dù các xe hàng có trọng tải lớn di chuyển trên bề mặt sơn thì cũng không xảy ra hiện tượng xước sàn hay bong tróc gây mất tính thẩm mỹ.

Dễ vệ sinh

Bề mặt sơn có độ bóng cao, ít bám bụi nên giúp công đoạn vệ sinh tiết kiệm đáng kể thời gian. Bạn cũng không cần sử dụng quá nhiều sức khi lau chùi vì sơn giúp bề mặt luôn phẳng mịn cũng như khiến các vết bẩn khó có thể bám chặt vào bề mặt.

Đặc biệt, đối với một số môi trường làm việc vô trùng yêu cầu tính sạch sẽ cao thì sử dụng sơn nền cũng rất hữu ích vì chúng giúp giảm thiểu hiệu quả hiện tượng nấm mốc xuất hiện trên bề mặt sàn.

Tiết kiệm chi phí

Sơn nền không chỉ cá tác dụng trong việc tiết kiệm thời gian vệ sinh mà chúng còn có khả năng phản xạ ánh sáng cực kỳ hiệu quả. Nhờ đó mà giúp căn phòng trở nên sáng sủa hơn góp phần tiết kiệm năng lượng chiếu sáng.

Yêu cầu khi thi công sơn nền nhà xưởng

Với những ưu điểm của sơn nền được bài viết đề cập ở trên thì đây là một sản phẩm hữu ích mà bất kỳ một nhà xưởng nào cũng nên sử dụng. Việc thi công sơn nền cần theo một số yêu cầu nhất định với mục đích vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm vừa nâng cao hiệu quả những ưu điểm, lợi ích mà sơn nền mang lại.

Vệ sinh sạch sẽ mặt sàn

Để sơn nền có thể bám dính tốt nhất thì việc vệ sinh mặt sàn trước khi thi công là cực kỳ cần thiết. Bạn nên sử dụng các thiết bị vệ sinh như chổi, máy hút bụi, khăn lau làm sạch bề mặt sàn, đảm bảo bề mặt sàn ổn định, bằng phẳng và sạch sẽ.

Đảm bảo bề mặt sàn khô trước khi sơn

Để lớp sơn nền đảm bảo độ kết dính cũng như chất lượng tốt nhất thì trước khi thi công cần kiểm tra lại bề mặt sàn đã khô chưa. Theo như quy chuẩn của thang đo thì độ khô của sản phải đạt mức dưới 60% thì sơn nền nhà xưởng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sơn nền đa dạng về màu sắc

Chọn màu sơn phù hợp

 Bên cạnh việc đảo chất lượng của sơn nền thì tính thẩm mỹ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chủ nhà xưởng nên chọn các màu sơn phù hợp với cách thiết kế cũng như môi trường làm việc nhằm mang lại nhà xưởng không chỉ tốt về chất lượng mà còn đẹp về hình thức.

Các loại sơn được sử dụng trong sơn nền nhà xưởng

Nhà xưởng là một nơi có môi trường làm việc đặc biệt nên các sản phẩm sử dụng trong nhà xưởng nói chung và sơn nền nói riêng cũng được lựa chọn rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo độ bền về thời gian cũng như khả năng chống chịu với những tác động của môi trường. Trên thị trường hiện nay có 3 loại sơn được sử dụng phổ biến trong sơn nền nhà xưởng sau:

Sơn phủ

Đây là dòng sơn nền được sử dụng phổ biến nhất tại các nhà xưởng hiện nay, đối với các nhà xưởng có môi trường làm việc không quá khắc nghiệt và khô ráo thì sử dụng sơn phủ sẽ rất hiệu quả vì chúng mang đầy đủ những ưu điểm của dòng sơn nền được ứng dụng trong thi công nhà xưởng mà chi phí, quy trình thi công cũng rất đơn giản, tiết kiệm. Tuy nhiên lớp sơn nền này chỉ chịu đựng được ở mức độ trọng tải nhẹ đến trung bình, có nghĩa là chỉ phù hợp với những nhà xưởng có trang thiết bị hay xe vận chuyển hàng hóa có trọng tải không lớn.

Sơn tự cân bằng

Đây là dòng sơn cũng mang đầy đủ những ưu điểm nổi bật của sơn nền, ngoài ra chúng còn có khả năng chống ẩm mốc, kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả. Do đó đối với những môi trường làm việc có hóa chất, dễ phát sinh vi khuẩn thì sợ dụng sơn tự cần cân bằng sẽ rất hiệu quả. Bên cạnh đó loại sơn này còn có ưu điểm hơn sơn phủ ở chỗ chúng có khả năng chịu được trọng tải cao nên được ứng dụng rất phổ biến tại các nhà xưởng có quy mô lớn.

Sơn chống tĩnh điện

Trong thời đại công nghệ số như hiện  nay thì lĩnh vực công nghiệp điện tử vô cùng phát triển. Do đó số lượng nhà máy hoạt động sản xuất linh kiện điện tử, máy móc cũng gia tăng nhanh chóng. Đây cũng là một môi trường đặc thù nên thường sử dụng sơn nền có khả năng tĩnh điện để mang lại hiệu suất làm việc cũng như độ an toàn ở mức cao nhất. Với khả năng có thể kiểm soát tĩnh điện thì sơn chống tĩnh điện chính là một lựa chọn hoàn hảo đối với những nhà xưởng hoạt động kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực này.

Mỗi một loại sơn nền ứng dụng trong nhà xưởng đều có những ưu điểm riêng và phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các tính chất, ưu nhược điểm của sản sao cho lựa chọn được dòng sơn phù hợp nhất với điều kiện, môi trường sản xuất.

Cách kéo dài tuổi thọ của sơn nền

Thông thường sơn nền có tuổi thọ trong khoảng 5 năm, tuy nhiên tùy vào điều kiện môi trường cũng như sự bảo quản của người sử dụng mà tuổi thọ của sơn nền trong nhà xưởng sẽ cao hơn hoặc thấp hơn. Để có thể có một lớp sơn nền chất lượng tốt, hình thức đẹp thì thời tiết trong quá trình thi công cũng ảnh hưởng rất lớn. Thông thường quá trình thi công sơn nền không nên thực hiện vào mùa đông và mùa xuân vì mùa đông thời tiết lạnh còn mùa xuân thì thường xuất hiện hiện tượng nồm khiến sơn nền lâu khô, khiến hơi hẩm tràn vào gây mất tính thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp sơn. Do đó thời tiết lý tưởng để thực hiện thi công sơn nền là vào mùa thu và mùa hè. Nhiệt độ và độ ẩm hợp lý sẽ giúp sơn nền phát huy được công dụng lớn nhất và mang lại hiệu quả thi công tốt nhất.

Bí kíp kéo dài tuổi thọ của sơn nền

Do được sử dụng trong môi trường làm việc khắc nghiệt nên chất lượng, tuổi thọ, khả năng chống chịu của sơn nền đều đạt tới mức độ hoàn hảo. Sơn có khả năng chịu mài mòn tốt, chịu được trọng tải cao do trong thành phần có chất rắn cao. Bên cạnh đó, khả năng chịu ma sát, mài mòn cũng được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, dù có chất lượng tốt đến đâu nhưng không được bảo quản, sử dụng hợp lý thì chất lượng sơn cũng rất nhanh xuống cấp. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng làm giảm chất lượng sơn nền tại các nhà xưởng có thể kể tới như: Sử dụng quá trọng tải, ma sát mà sơn nền cho phép, khiến nền luôn ẩm ướt hay thậm chí là thường xuyên lau nền bằng nước khiến bề mặt nền có thể bị bong tróc, phồng rộp. Bên cạnh đó, các dụng cụ, phương tiện trong nhà xưởng như pallet, xe nâng… không được di chuyển hợp lý, đúng kỹ thuật cũng sẽ để lại những vết trầy xước kém thẩm mỹ trên bề mặt nền. Do đó, trước khi tiến hành sơn nền, các nhà thầu nên tìm hiểu kỹ quy mô, lĩnh vực sản xuất của nhà xưởng để lựa chọn được loại sơn phù hợp nhằm tối ưu chi phí cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, những người sử dụng, làm việc trực tiếp tại nhà xưởng cũng nên có ý thức hơn trong việc bảo quản sơn nền nhằm kéo dài tuổi thọ của sơn và mang lại một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả nhất.

Quy trình tiến hành sơn nền nhà xưởng

Để tiến hành thi công sơn nền cho các nhà xưởng thì ta cần tuân thủ theo các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt cần sơn, đối với các vị trí chưa bằng phẳng thì cần máy mài chuyên dụng để loại bỏ dị vật kết hợp sử dụng bột trét ở những phần bị lõm.

Bước 2: Phủ sơn lót để tăng độ kết dính giữa nền và sơn

Bước 3: Xử lý các khuyết điểm trên bề mặt sàn

Bước 4: Phủ sơn nền

Đảm bảo bề mặt sàn sạch, bằng phẳng trước khi sơn

Trên đây là những thông tin liên quan tới sơn nền nhà xưởng mà bài viết muốn nhắn gửi tới bạn đọc. Thông qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về sơn nền cũng như lựa chọn được loại sơn phù hợp với nhà xưởng của mình, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

CÔNG TY CUNG CẤP SƠN DULUX SƠN KOVA SƠN JOTUN SƠN NIPPON CHÍNH HÃNG