Bả tường là quá trình làm cho bề mặt tường được mịn đẹp và sáng bóng hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí quy trình sơn tường không bả cho lớp sơn luôn bền đẹp với thời gian.
Quy trình sơn tường không bả đơn giản hiệu quả nhất
Bả tường là quá trình làm cho bề mặt tường được mịn đẹp và sáng bóng hơn. Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật này ít được áp dụng bởi tuổi thọ bề mặt tường không cao, dễ sứt mẻ. Chính vì thế mà người ta thường áp dụng sơn tường không bả khi xây nhà. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí quy trình sơn tường không bả cho lớp sơn luôn bền đẹp với thời gian.
Sơ lược về bột bả
Trước khi đi tìm hiểu quy trình sơn tường không bả sao cho bền đẹp thì chúng ta cùng đi tìm hiểu đôi nét về bột bả nhé.
Khái niệm bột bả là gì ?
Bột bả có rất nhiều tên gọi khác nhau: bột trét tường, bột matit, bả matit, bả quét tường,… Và còn nhiều tên gọi theo địa phương sử dụng.
Bột bả được kết hợp từ nhiều thành phần , có tác dụng giúp cho chất lượng và tăng thẩm mỹ của tường .
Thành phần cấu tạo của bột bả
Bột bả được cấu tạo từ rất nhiều thành phần gồm chất kết dính, chất độn và phụ gia. Cụ thể như sau :
Chất kết dính
Chất kết dính dùng trong bột bả có 2 loại. Bao gồm:
Chất độn
Trong thành phần của bột bả có chứa thêm chất độn. Chất độn được sử dụng trong bột bả nhằm làm tăng thêm nhiều tính chất của bột bả như :
-
Tăng độ bền cũng như tuổi thọ của bột bả
-
Tăng thêm độ vững chắc của bột bả
-
Tăng khả năng thi công để việc thi công thêm dễ dàng hơn
-
Chống chảy và giúp tăng thể tích
Các chất phụ gia
Trong các thành phần của bột bả còn có thêm phụ gia . Tuy chúng có thể tích rất nhỏ nhưng lại là thành phần vô cùng quan trọng. Tuỳ thuộc vào loại phụ gia được thêm vào mà bột bả mà bột bả có thêm những công dụng khác nhau như :
-
Giữ nước cho thời gian ninh kết
-
Giúp cho quá trình thi công trở nên dễ dàng hơn
-
Chống rạn, nứt
-
Tăng khả năng sử dụng hơn (dễ khuấy trộn với nước)
-
Cải thiện tính đóng rắn và cả thời gian đóng rắn…
Lưu ý: Trong quá trình lựa chọn bột bả các bạn nên chú ý đến tỷ lệ các thành phần cấu tạo bên trong của bột bả. Việc này giúp chúng ta có thể chọn lựa được sản phẩm bột bả nào bảo vệ tốt nhất cho ngôi nhà của mình. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì các bạn nên chọn bột bả có từ 70- 75% chất độn, 25- 30% chất kết dính (keo) còn lại là các phụ gia khác.
Ưu nhược điểm của bột bả
Ưu điểm của bột bả
Sở dĩ bột bả được lựa chọn sử dụng khi sơn tường bởi nó có những ưu điểm sau:
-
Giúp cho bề mặt tường trở nên mịn màng và bóng bẩy
-
Rất phù hợp sử dụng cho những không gian cần tính thẩm mỹ cao như: phòng khách, phòng trưng bày,…
Nhược điểm bột bả
Mặc dù chứa nhiều ưu điểm vượt trội nhưng bột bả vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như :
Với những ưu và nhược điểm này thì không biết có nên sử dụng bột bả khi sơn tường không ? Muốn biết câu trả lời, mời các bạn tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây.
Có nên sử dụng bột bả hay không?
Có không ít người khi muốn sơn nhà đều phân vân rằng có nên hay không việc sử dụng bột bả matit. Thật ra thì việc có nên sử dụng bột bả matit hay không thì còn tuỳ thuộc vào sở thích của chủ nhà. Nếu như các bạn muốn bề mặt tường thêm mịn màng và bóng bẩy thì các bạn nên sử dụng bột bả. Nhưng kinh phí sẽ đắt hơn và tuổi thọ sử dụng cũng sẽ không cao và ngược lại
Sơn tường không bả là gì?
Sơn tường không bả là phương thức sơn tường trực tiếp cơ bản nhất, với phương thức sơn này, sau khi làm sạch bề mặt tường, thay vì trét thêm một lớp bột bả lên tường thì sẽ trực tiếp sử dụng lớp sơn lót và sơn màu lên tường nhà.
Ưu điểm của quy trình sơn tường không bả
Sơn tường không bả được ưa chuộng bởi các lý do sau đây:
Tiết kiệm chi phí
Do chỉ cần sơn trực tiếp lên tường, không cần thêm các công đoạn như trộn bột bả, sơn bột bả nên chủ nhà sẽ tiết kiệm được chi phí mua bả, chi phí nhân công thi công theo đó cũng được giảm thiểu xuông mức thấp nhất.
Tiết kiệm được thời gian thi công
Với quy trình sơn tường không bả, sau khi vệ sinh sạch sẽ tường là có thể sơn trực tiếp lên mà không cần chờ 24h cho bột bả khô mới có thể tiến hành sơn lót cho tường nhà
Tăng độ bền lớp sơn
Khi sử dụng phương pháp sơn tường không bả thì lớp sơn sẽ bền hơn, giảm được các tình trạng như bong tróc, phai màu, có thể thoải mái treo các đồ dùng lên mặt tường mà không lo bong tróc các mảng tường hay bay màu sơn.
Nhược điểm của sơn tường không bả
Khi sơn tường trực tiếp các bạn không cần phải làm sạch và đánh mịn bề mặt tường chính vì thế mà bề mặt tường sau khi sơn sẽ không đạt được độ mịn cũng như độ phẳng cần thiết. Khiến cho các họa tiết trang trí không được đạt tính thẩm mỹ cao nhất. Đây là nhược điểm lớn nhất của việc sơn tường trực tiếp không dùng bả matit .
Quy trình sơn tường không bả đơn giản hiệu quả nhất
Để quy trình sơn tường không bả được hiệu quả, cần tuân thủ theo các bước sau đây:
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường cần sơn
Để quy trình sơn tường không bả đạt được hiệu quả tối đa, đầu tiên, cần vệ sinh sách sẽ bề mặt tường cần sơn, co thể sử dụng giấy giáp để đảnh tường, giúp làm mịn bề mặt tường, loại bỏ cát còn sót lại trên tường.
Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng máy nén khí trực tiếp trên tường nhà, cách này vừa giúp giảm thời gian vệ sinh mà còn giữ nguyên được hiệu quả làm sạch tường.
Sơn chống thấm cho tường nhà
Bước đầu tiên trong quy trình sơn tường không bả đó là tiến hành sơn chống thấm cho căn nhà, sơn chống thấm có tác dụng ngăn chặn các tác hại như độ ẩm, nắng, gió, giúp cho các lớp sơn sau bền màu, khó phai hơn.
Khi sơn chống thấm có thể pha với nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tạo thành hỗn hợp hồ dầu, sau đó tiến hành lăn lớp một cho tường, sau 4 -5 giờ sẽ tiến hành lăn lại lần thứ 2. Sau hai lớp lăn cần để tường nghỉ trong vong 48 giwof để đảm bảo cho màng sơn và xi măng ở tường có độ kết dính chặt chẽ.
Với điều kiện thời tiết quá nắng thì nên hạn chế thực hiện sơn chống thấm, thời gian tốt nhất để tiến hành là vào sáng sớm hoặc chiều tà.
Sơn lót cho mặt tường nhà
Sơn lót là bước không thể thiếu trong quy trình sơn tường không bả, cần tiến hành 2 lớp sơn lót. Với lớp sơn lót kháng kiềm lần thứ nhất có thể pha một thùng sơn với khoảng 400 -500ml nước để tiến hành sơn nhà. Sau khi sơn xong lớp 1, để sơn nghỉ trong vòng 2 – 3 giờ sau đó mới tiến hành sơn lót kháng kiềm lần thứ 2, với lần này, sơn sẽ không pha thêm nước vì sẽ gây ra tình trạng loãng sơn, giãn màng sơn và giảm hiệu quả của sản phẩm.
Sơn màu cho tường nhà
Sau khi sơn lót thì sơn màu là bước cuối cùng trong quy trình sơn tường không bả, cần lưu ý, giữ cho tường nghỉ ít nhất 12 giờ đồng hồ sau khi sơn lớp lót kháng kiềm mới tiến hành sơn màu cho tường nhà, nguyên nhân do trong lớp sơn kiềm có hàm lượng các hạt nhựa lớn nên cần thời gian lâu để kết cấu bề mặt được ổn định, độ bám dính giữa sơn và tường được thiết lập.
Khi sơn màu cần tiến hành sơn 2 hoặc 3 lần để đảm bảo cho sơn được lên đều màu, giữa các lần sơn cần cách nhau ít nhất 3 giờ để có độ xe mặt của sơn và tường và đủ thời gian để 2 lớp sơn kết dính với nhau.
Khi tiến hành sơn màu bên trong nhà cần:
-
Tiến hành che đậy kín các đồ đạc bên trong, tránh cá trường hợp sơn dây ra đồ dùng
-
Tháo các bức tranh, ảnh trên tường để chắc chắn việc sơn tường diễn ra thuận tiện nhất
-
Bọc ni lông hoặc che chắn các vật cố định như câu thang, sàn nhà
Hoàn thiện công trình
Sau khi sơn xong lớp sơn màu thì cơ bản quy trình sơn tường không bả đã hoàn thành, tuy nhiên cần tháo bỏ các vật dụng che chắn và vệ sinh lại các khu vực như sàn nhà, cầu thang một luôt để chắc chắn sơn tường không bị dính ra đồ đạc
Một số lưu ý khi sơn tường không bả
Ngoài việc tuân thủ đúng theo quy trình sơn tường không bả thì các bạn nên lưu ý một số điều sau :
-
Lựa chọn thợ sơn có tay nghề và dày dặn kinh nghiệm. Bởi họ sẽ biết cách xử lý bề mặt thật sạch sẽ, lăn cọ đều tay giúp lớp sơn lên được đều màu và phẳng mịn.
-
Lựa chọn sơn chất lượng: Những loại sơn kém chất lượng sẽ khiến cho lớp màng sơn của bạn không được đều màu, dễ xuống cấp, thậm chí là nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng. Bởi vậy mà các bạn nên lựa chọn những sản phẩm sơn chất lượng tốt cũng như có uy tín trên thị trường.
Nên sơn tường không bả matit ở những khu vực nào ?
Các bạn nên sơn bả ở những nơi đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như : phòng khách, phòng trưng bày, đại sảnh… bởi những khu vực này khi bật đèn lên thì sẽ nhìn thấy tường láng mịn, phẳng lỳ. Nếu có điều kiện các bạn có thể mua sơn bả ngoại thất để làm trong nhà giúp tăng độ bền của sơn.
Ngoài ra, ở các phòng và khu khác thì không nhất thiết phải sơn bả mà thay vào đó các bạn nên sử dụng sơn lót ( 2 lớp thì tốt ). Bởi sơn lót có tác dụng chống thấm cao chính vì thế mà hạn chế được tối đa khả năng bị rêu mốc tường.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về sơn nhà không bả, ưu điểm và quy trình sơn tường không bả đơn giản mà vẫn hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Việc sơn nhà không bả đang trở thành xu hướng, mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để có thể thi công sơn nhà một cách dễ dàng và hiệu quả nhất