Tìm hiểu tầm quan trọng của sơn lót trong sơn nhà

Thợ sơn nhà Hà Nội

Sơn lót là bước không bắt buộc nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình xây dựng sau khi hoàn thiện. Vậy tầm quan trọng của sơn lót như thế nào? Các bạn hãy cùng Sơn Nhà Gia Phúc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

 

Tìm hiểu tầm quan trọng của sơn lót trong sơn nhà

Sơn lót là bước không bắt buộc nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình xây dựng sau khi hoàn thiện. Vậy tầm quan trọng của sơn lót như thế nào? Các bạn hãy cùng Sơn Nhà Gia Phúc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Sơn lót là gì?

Sơn lót được sử dụng để bao phủ bề mặt vật liệu, sau đó mới thực hiện công đoạn sơn phủ. Sơn lót được làm theo công thức riêng biệt có khả năng bám dính tối ưu, giúp cho lớp sơn bên ngoài được đều màu và bám chặt vào bề mặt vật liệu.

Sơn lót dùng để bao phủ bề mặt vật liệu cần thi công

II. Tầm quan trọng của sơn lót

Sơn lót được thực hiện sau bước trét bả và trước lớp sơn phủ trong thi công các vật liệu, công trình xây dựng. Sơn lót giống như một lớp băng dính hai mặt, tạo sự gắn kết chặt chẽ và tránh hiện tượng bong tróc cho lớp sơn phủ. Tầm quan trọng của sơn lót có thể kể đến như sau:

1. Tạo độ bóng mịn, đều màu sơn

Lớp sơn lót bên trong giúp cho màng sơn được tăng cường và tạo độ mịn, bóng sau khi hoàn thành. Việc sơn 1 hoặc 2 lớp sơn tạo bề mặt ổn định để bước sơn phủ tiếp theo được đều màu và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

2. Nâng cao độ bám dính

Độ kiềm của xi măng và vôi sẽ khiến cho tường nhanh bị mất kết cấu trong quá trình sử dụng, dẫn đến tình trạng nấm mốc, loang lổ, phấn hóa hay ố vàng. Khi đó, sơn lót với cấu trúc đặc biệt giúp kháng kiềm hiệu quả. Nhất là đối với những bức tường thường xuyên ẩm ướt hay chịu ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài. Nếu tường được phủ kín bởi sơn lót sẽ nâng cao độ bám dính cho sơn hoàn thiện và kéo dài tuổi thọ cho công trình.

3. Tầm quan trọng của sơn lót giúp kháng khuẩn, chống nấm mốc

Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết nồm ẩm vào mùa xuân và nắng nóng gay gắt vào mùa hè. Điều này sẽ làm cho cấu trúc của lớp sơn phủ bị thay đổi và mất đi giá trị thẩm mỹ của bức tường. Khi thi công thêm một lớp sơn lót sẽ giúp kháng khuẩn, chống nấm mốc. Đồng thời, tường luôn được bền đẹp theo thời gian.

Sơn lót giúp kháng khuẩn, chống nấm và tăng độ bám dính cho sơn phủ

4. Cải thiện bề mặt tường xốp, yếu

Đối với những bề mặt tường có tính chất xốp, yếu cần phải thi công lớp sơn lót để cải thiện tình trạng. Điều này sẽ giúp tường chắc chắn và đồng đều hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cho bước sơn phủ về sau.

5. Tác dụng trong việc ngăn ngừa sự thoát hơi ẩm

Lớp sơn lót sẽ làm kín bề mặt và ngăn ngừa tình trạng thoát hơn ẩm ra bên ngoài, góp phần hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ trong quá trình sử dụng. Nhờ tính chất này, các lớp sơn bên ngoài vừa đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ vừa đều màu theo thời gian.

III. Các loại sơn lót phổ biến trên thị trường

Trên thị trường hiện có nhiều loại sơn lót phục vụ đa dạng mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng chủ yếu là sơn lót Epoxy cho nền bê tông, sơn lót chống rỉ cho thép và sơn lót chống kiềm cho tường. Cụ thể:

1. Sơn lót Epoxy

Sơn lót Epoxy được dùng để sơn trên các bề mặt vật liệu như: Kim loại, sàn gỗ, thép, bê tông với khả năng bám dính tối ưu. Thành phần của sơn lót Epoxy gồm hạt nhựa Epoxy cùng chuỗi nhựa Amid, giúp cho việc thi công được mau khô. Đây còn được coi là chất kết dính giúp cho màng sơn dai hơn và ngăn ngừa sự xâm nhập của nước, các loại hóa chất khác nhau.

2. Sơn lót chống rỉ

Sơn lót chống rỉ gồm hai loại được sử dụng phổ biến trên thị trường là loại 2 thành phần gốc Epoxy và loại 1 thành phần gốc Alkyd. Loại sơn này được ứng dụng phổ biến trong sơn lót kim loại và sắt thép.

3. Sơn lót chống kiềm

Kiềm tính thường có trong xi măng và vôi vữa ở các công trình xây dựng. Việc ứng dụng sơn lót cho sàn nhà, mặt tường tạo một lớp màng vững chắc, làm tăng độ bám dính cho lớp sơn bên ngoài. Khi đó, bề mặt tường sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ và bền bỉ theo thời gian. 

Có hai loại sơn lót chống kiềm gồm: 

  • Sơn lót ngoại thất: Có khả năng như kháng kiềm, chống nấm mốc, chống thấm nước, chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

  • Sơn lót nội thất: Được sản xuất theo công thức đặc biệt có độ che phủ tốt, màng sơn sáng bóng, dễ dàng vệ sinh, cọ rửa... Điều này sẽ giúp mang đến hiệu quả sử dụng tối ưu cho người dùng. 

Sơn lót nội và ngoại thất được sử dụng nhiều cho các công trình xây dựng

IV. Cách sử dụng sơn lót đúng chuẩn

Ngoài việc tìm hiểu tầm quan trọng của sơn lót, để sản phẩm phát huy tối đa công dụng, các bạn hãy tham khảo cách sử dụng đúng chuẩn như sau:

1. Chuẩn bị bề mặt cẩn thận

Việc quan trọng mà chúng ta cần phải làm đó chính là chuẩn bị bề mặt trước khi tiến hành sơn lót. Bề mặt tường được làm sạch, phẳng và nhẵn, không có chứa tạp chất, bụi bẩn và dính nấm mốc. Đối với những bức tường bị nhiễm nấm, rêu mốc, dầu mỡ thì cần phải xử lý bằng hóa chất trước khi làm sạch.

Với với tường mới, nên sơn lót sau 20 – 28 ngày ở nhiệt độ 300C. Độ ẩm của bề mặt tường vào khoảng 16% được đánh giá là điều kiện lý tưởng cho việc thi công sơn lót. Nếu sơn quá sớm khi tường còn ẩm sẽ khiến cho màng sơn bị loang lổ, đổi màu. Sơn lót khi tường quá khô có thể làm bong tróc, tường nhanh xuống cấp và mất thẩm mỹ sau thời gian ngắn sử dụng.

Tiến hành trét bả từ 1 – 2 lớp mỗi lớp không quá 3mm. Như vậy, sẽ giúp cho tường được láng mịn và bằng phẳng, khắc phục một số nhược điểm như vết lõm, vết nứt...

2. Tiến hành sơn lót

Sơn lót có thể dùng để sơn trực tiếp hoặc pha thêm 5% với nước sạch. Nếu pha loãng, bạn cần phải khuấy đều để dung dịch được đồng nhất. 

Dùng rulo, cọ lăn hoặc súng phun để tiến hành sơn lót 1 – 2 lớp tùy từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cần đảm bảo lớp sơn thứ nhất khô hẳn rồi mới thực hiện lớp thứ 2.

Đối với sơn lót không dùng hết sau khi pha loãng cần đổ bỏ. Các thùng sơn chưa pha nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

Thi công sơn lót đúng chuẩn

V. Một số kinh nghiệm khi dùng sơn lót

Khi dùng sơn lót, các bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau:

1. Kinh nghiệm dùng sơn lót ở từng loại bề mặt

Tùy theo từng loại bề mặt khác nhau mà người dùng có thể lựa chọn dụng cụ thi công phù hợp:

  • Đối với bề mặt tường làm bằng bê tông, việc thi công bằng cọ hoặc con lăn là tốt hơn cả.

  • Bề mặt có nhiều góc cạnh, vết lồi lõm ưu tiên dùng cọ sơn.

  • Bề mặt bằng phẳng có thể sơn lót bằng bất kỳ loại dụng cụ nào.

  • Bề mặt kim loại nên dùng cọ hoặc súng phun để mang đến hiệu quả tối ưu.

2. Sau khi sơn lót bao lâu mới được sơn phủ

Sau khi lớp sơn lót khô hoàn toàn là có thể tiến hành sơn phủ ngay. Không nên sơn khi sơn lót vẫn còn ẩm, vì như vậy sẽ làm cho màng sơn không đều màu và mất đi giá trị thẩm mỹ.

3. Không dùng xi măng trắng để thay thế cho sơn lót

Xi măng trắng không có thành phần kháng kiềm và dễ bị phấn hóa. Nếu thay thế cho sơn lớp sẽ làm cho bề mặt bị bong tróc, dẫn đến giảm độ bền và mất đi tính thẩm mỹ. Ngoài ra, khả năng bám dính và kháng kiềm của xi măng trắng gần như không có nên bề mặt rất dễ bị ố vàng, nhiễm nấm mốc, thay đổi kết cấu,... 

Bài viết trên vừa giúp các bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sơn lót. Nếu các bạn có nhu cầu mua sơn lót chính hãng, chất lượng tốt hãy liên hệ với Sơn Nhà Gia Phúc theo số hotline 0962 224 336 để được tư vấn và hỗ trợ.

CÔNG TY CUNG CẤP SƠN DULUX SƠN KOVA SƠN JOTUN SƠN NIPPON CHÍNH HÃNG