Tường nhà xây bao lâu thì ổn định

Thợ sơn nhà Hà Nội

Câu hỏi là “nhà xây bao lâu thì ổn định?” có lẽ là thắc mắc của nhiều hộ gia đình khi vừa xây nhà xong. Vậy hãy mau click vào đây để cùng Gia Phúc đi tìm câu trả lời nhé!

Tường nhà xây bao lâu thì ổn định

Nhà xây bao lâu thì tường ổn định? Gợi ý các bước thi công để công trình đạt hiệu quả cao

Câu hỏi là “nhà xây bao lâu thì ổn định?” có lẽ là thắc mắc của nhiều hộ gia đình khi vừa xây nhà xong. Vậy hãy mau click vào đây để cùng Gia Phúc đi tìm câu trả lời nhé!

Sapo: Hoàn thiện được một công trình xây dựng thì phải trải qua rất nhiều công đoạn khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn. Sau bước hoàn thiện cuối cùng, gia chủ sẽ cảm thấy thở phào vì cũng đã đến lúc được dọn vào nhà mới để sống. Tuy nhiên, khi sống ở một không gian mới sẽ có rất nhiều sự xáo trộn xuất hiện mà thường gia chủ sẽ không lường hết được những vấn đề này. Do đó, nhiều người tự đặt ra câu hỏi rằng “nhà xây bao lâu thì ổn định” với mong muốn không gian sống được trở lại như trạng thái cũ. Hãy cùng Gia Phúc tìm hiểu và trả lời câu hỏi bằng bài viết dưới đây nhé!

Quy trình xây dựng công trình để đạt hiệu quả cao

Muốn công trình đạt hiệu quả tốt, sớm đi vào ổn định và ít phải than thở rằng nhà xây bao lâu thì ổn định, thì ở mỗi giai đoạn thi công đều cần chăm chút cẩn thận, lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết để không bị ngợp cũng như thụ động trước trục trặc xảy ra.

Giai đoạn chuẩn bị xây nhà

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

Đối với những hộ gia đình có sẵn mặt bằng, chỉ việc đập nhà cũ và xây lại nhà mới thì việc này không còn quá nặng nề. Nhưng đối với những gia chủ phải chọn mua đất xây nhà thì chắc chắn đây là điều không hề đơn giản. Chủ nhà cần chọn mảnh đất có diện tích phù hợp, vị trí thuận tiện cho công việc, học tập, sinh sống lâu dài. 

Lưu ý là không nên quá dựa dẫm vào những lời tư vấn của các công ty bất động sản mà bạn hãy nên chủ động khảo sát thực tế mặt bằng xem có hợp với gia đình và mình có thực sự thích nó không. Quan trọng nhất là đất phải có giá trị pháp lý như sổ hồng, sổ đỏ.

Bước 2. Lên ý tưởng xây nhà và cân đối khả năng tài chính

Ý tưởng xây nhà có lẽ là điều mà mọi gia đình đều quan tâm, vì nó phụ thuộc gần như 100% vào sở thích của mỗi gia đình. Do đó, việc này cần được lên kế hoạch chi tiết như: xây nhà bao nhiêu tầng, vị trí các phòng, có sân vườn hay không, nếu có ý định mua ô tô thì cần để khoảng trống cho gara.

Từ ý tưởng ban đầu, hãy tính toán và ước lượng chi tiết nhất có thể với dự trù kinh phí cũng như năng lực tài chính của gia đình.

Bước 3. Xem xét các yếu tố phong thủy, thời gian xây dựng

Có thể nói, không ai xây nhà mà không quan tâm đến phong thuỷ cả. Nó được xem là một môn nghiên cứu về cách bố trí nhà cửa phù hợp với quan niệm tâm linh. Về khoản này, Gia Phúc chỉ khuyên bạn nên chọn những chuyên gia về phong thuỷ thật là uy tín để tư vấn cũng như là giúp bạn chọn thời gian thi công hợp lý, tránh được những điều xấu đến với mình. Thông thường, thời điểm xây nhà hợp lý là từ tháng 8 đến tháng 12 vì thời tiết mát mẻ, tránh mùa mưa bão, xây xong có thể vừa kịp đón tết, thuận tiện dọn về nhà mới.

Bước 4. Thuê công ty thiết kế, chọn nhà thầu xây dựng

Hiện nay, các gia đình có xu hướng thuê đội ngũ thiết kế, các kiến trúc sư để thiết kế nhà sao cho thật “lộng lẫy” theo đúng cách mà gia chủ thích. Bên cạnh đó, gia chủ có thể yêu cầu đơn vị thiết kế có mặt tại các thời điểm thi công quan trọng vì đôi khi điều kiện thi công không đáp ứng được yêu cầu của bản vẽ.

Tiếp đến là khâu chọn nhà thầu thi công. Việc này khá là quan trọng, bởi ý tưởng của bạn có được thực hiện một cách trọn vẹn hay không đều phụ thuộc vào khâu xây dựng của đội ngũ thi công. Do đó, phải khảo sát thị trường thật kỹ để lựa chọn được nhà thầu uy tín, chất lượng, có khả năng đáp ứng được mong muốn đa dạng của khách hàng.

Cuối cùng, đừng quên chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết theo quy định của cơ quan chức năng để tránh sai phạm trong quá trình xây dựng.

Giai đoạn thi công nhà ở

Bước 1. Thông báo ngày khởi công, ghi nhận hiện trạng công trình

Chủ nhà phải thông báo trước cho bên thi công ngày dự kiến thi công trước khoảng 1 tuần để bên nhà thầu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự cũng như là vật liệu xây dựng. Điều này cũng nhằm đảm bảo lợi ích cho cả 2 bên. 

Thông thường, bản hợp đồng giữa các bên sẽ quy định rất rõ điều này nên hãy cứ tuân theo bản hợp đồng để hai bên có thể làm việc dễ dàng hơn.

Bước 2. Xây dựng phần ngầm và phần thô

Có thể nói, đây là phần quan trọng bậc nhất trong toàn bộ quy trình thi công. Bởi nó là bộ khung, là nền tảng của ngôi nhà bao gồm: móng nhà, sàn nhà, tường bao, hệ thống đà kiềng và cột nhà, hệ thống cơ điện… Bộ khung có chắc thì phần còn lại bám trên nó mới vững được.

Ở phần này cần lưu ý các nguyên vật liệu thật chất lượng, đảm bảo độ chắc chắn cho công trình. Đặc biệt là việc đan thép, ghép cốp pha,  trộn bê tông,... cần phải thực hiện đúng quy định, đúng tỷ lệ.

Bước 3. Xây dựng phần hoàn thiện

Giai đoạn hoàn thiện được xem là nhẹ nhàng và bớt áp lực hơn nhưng nó đòi hỏi cao hơn về mặt thẩm mỹ cũng như kỹ thuật xây dựng. 

Giai đoạn này cần lưu ý: 

  • Việc trát tường, láng sàn phải trộn vữa đúng tỷ lệ, kiểm tra kỹ độ phẳng, mượt và chất lượng của vữa đã được hoàn thiện.

  • Ốp lát gạch phải theo tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất.

  • Khâu sơn nhà cũng rất quan trọng. Phải xem xét điều kiện thời tiết để quyết định thi công sơn nhà. Cần lưu ý lót đầy đủ các lớp trước khi sơn màu cuối cùng.

  • Cuối cùng là lắp đặt hệ thống kỹ thuật, điện, nước: cần tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

 Giai đoạn nghiệm thu – bàn giao công trình

Đây là bươc quan trọng cuối cùng. Gia chủ phải kiểm tra thật kỹ công trình trước khi được bàn giao lại từ phía nhà thầu.

Khi bàn giao công trình, nhà thầu thi công phải dọn dẹp vệ sinh mặt bằng, giao lại toàn bộ hồ sơ. Đơn vị thi công phải rút hết tài sản ra khỏi khu vực công trình và trả lại đất mượn hay thuê để phục vụ thi công.

Bàn giao xong là có thể đưa công trình vào sử dụng, tuy nhiên nghĩa vụ của nhà thầu chưa kết thúc, hợp đồng xây dựng chỉ chấm dứt hoàn toàn khi hết thời gian bảo hành ngôi nhà.

Tường Nhà xây bao lâu thì ổn định?

Đây là câu hỏi không dễ để trả lời. Bởi thứ nhất, khái niệm “ổn định” của mỗi gia đình là khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ hai, chất lượng xây dựng của mỗi công trình là khác nhau. Có những ngôi nhà được đầu tư tỉ mỉ ngay từ giai đoạn đầu, nhưng cũng có những ngôi nhà chỉ thực sự chú trọng đầu tư vào ngoại hình của ngôi nhà mà vật liệu xây dựng lại chưa được chọn lọc cẩn thận.

Tuy nhiên, tựu chung lại thì mỗi công trình xây dựng sau khi hoàn thiện sẽ mất khoảng 6 - 12 tháng để gia chủ có được một không gian sống đúng như mong muốn nhất. 

Thông thường, khoảng thời gian đầu sau khi được bàn giao, sẽ có nhiều vấn đề xảy ra nhất. Đầu tiên là vấn đề với bên thi công, sẽ có những điều mà gia chủ chưa thực sự hài lòng trong quá trình thi công của bên nhà thầu. Từ đó lại có những trao đổi thêm để đi đến thoả thuận nhất định. Hay là việc bố trí nội thất của gia đình, lúc thì thấy chỗ này là phù hợp, lúc thì thấy chỗ khác trông đẹp mắt hơn,... 

Kết luận: Trên đây là phần chia sẻ chi tiết của Sơn nhà Gia Phúc về cách thi công hiệu quả cũng như giải đáp thắc mắc “nhà xây bao lâu thì ổn định” của mọi người. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ, đừng ngần ngại mà hãy nhấc liên hệ ngay với Sơn nhà Gia Phúc qua địa chỉ Hotline: 0962.224.336 để được tư vấn chi tiết hơn nhé. Xin cảm ơn!

Xem Ngay: Nhà Mới Xây có nên sơn luôn không? Bấm ở đây

CÔNG TY CUNG CẤP SƠN DULUX SƠN KOVA SƠN JOTUN SƠN NIPPON CHÍNH HÃNG